Bài viết mẫu

Trang chủ / Bài viết mẫu

Về An Giang thăm làng Chăm Châu Đốc

Vthăm vùng đt An Giang còn là dp đbn khám phá nhng nét đc trưng trong sinh hot văn hóa ca cng đng ngưi Chăm Islam sinh sng ti đây.  

An Giang có tt c7 làng Chăm Châu Đc là Koh Taboong, Mat Chruk, Koh Kaboak, Plây Kênh, Plao Ba, Koh Kaghia, Sabâu, tương ng vi các đa danh tiếng Vit là Châu Giang, Đa Phưc, Châu Phong, Lama, Vĩnh Tưng, Bún Ln, Bún Bình Thiên, Đng Cô K. Hin nay, có khong 13.700 ngưi Chăm Islam ti đây vi khong 2.100 hdân.

Vào thăm các làng Chăm bn sthy nhng ngôi nhà đưc xây dng theo kiu nhà sàn, mái lp ngói đ, trưc nhà có mt cu thang rn chc bng gvà bên trong hu như không có bàn ghế. Mi khi có khách đến nhà, gia chthưng tri mt chiếc chiếu hoc tm thm đchvà khách cùng ngi xếp bng trên sàn g. Đc bit, bn có thnhìn thy nhng cây qut hin din trong đa snhng khu vưn ngôi nhà ca ngưi Chăm.

Ngưi Chăm Islam ti An Giang cũng có trang phc riêng, đàn ông phi đtóc ngn và khi tham gia sinh hot cng đng trong làng phi đi nón nmàu đen dành cho ngưi nhtui, còn ngưi ln hơn đi nón màu trng. Còn đi vi phn, khi ra đưng phi đi khăn phđu. Ngưi Chăm Islam cũng thưng mc Sà-rong qun quanh mình, dài đến gót chân.

Ngôn nghsdng là tiếng Chăm cách tân, có nh hưng ít nhiu vi tiếng Khmer và tiếng Mã Lai. Bên cnh đó hcũng có tp tc ăn bc. Nhưng trưc khi ăn phi ra tay và chsdng ba ngón gia và ngón cái ca bàn tay phi đđưa cơm vào ming.

Còn đi sng sinh hot hng ngày ca ngưi Chăm Châu Đc thì gn lin vi nguyên lý tôn thmt thưng đế là Allah. Mi ngày, ngưi Chăm Islam cu nguyn 5 ln. Mi ln như vy hli đến các thánh đưng trong làng đcu nguyn, mt quay vng Tây, là hưng vThánh Đa Mecca, mt đa đim linh thiêng vi ngưi theo Islam.

Đến An Giang bn cũng đng quên tham dvào nhng lhi truyn thng ca ngưi Chăm nơi đây, cũng như thưng thc các món ăn đc sn ca hnhư tung lò mò…Phong tc, đi sng tâm linh ca ngưi Chăm Islam ti An Giang thc slà nhng khám phá thú vdành cho du khách.

Nghề dệt của người chăm ở An Giang

Nghề dệt của người Chăm ra đời khá sớm, là một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Chăm ở An Giang. Một trong những nơi còn lưu giữ gần như nguyên vẹn và phát triển nghề truyền thống là ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.

Cho đến nay chưa ai có thể khẳng định được nghề dệt của người Chăm ở Phũm Soài ra đời từ lúc nào và do ai khai sáng, chỉ biết nghề dệt ở đây phát triển ổn định từ khoảng đầu thế kỷ XIX đến khoảng năm 1960.

Các sản phẩm dệt của người Chăm thường có hoa văn, họa tiết: ô vuông, hình học, kẻ sọc, sóng nước, vân mây, bông dâu, lồng đèn… Phụ nữ Chăm thường dùng khăn đội đầu hình chữ nhật dài bằng vải mịn, mỏng, màu trắng thêu viền quanh bằng chỉ màu với nhiều họa tiết. Váy của phụ nữ Chăm thường có màu nền là màu tím đỏ, kết hợp hài hòa với các màu khác như: xanh biếc, vàng mơ và trắng… Xà rông nam thường có các màu nâu, đỏ, tím, xanh lá cây, xanh dương… Đặc biệt trên mảnh vải xà rông của nam giới thường được dệt theo chiều dọc một dãy hoa văn có màu sắc khác biệt so với màu nền của chiếc xà rông, khi quấn vào thì dãy hoa văn này sẽ nằm ở phần giữa thân phía sau của người mặc.

Những sản phẩm dệt đậm bản sắc văn hóa Chăm, mềm mại, duyên dáng, tinh xảo từ sự phối màu đến kỹ thuật dệt, tạo hình hoa văn, đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn, thời gian với nhiều công cụ trong một quy trình sản xuất độc đáo(1).

Nguyên liệu dệt

Chỉ dệt: Thợ dệt Châu Phong không dùng trực tiếp ống chỉ mua về mà san ra nhiều ống nhỏ trước khi kéo canh. Chỉ dùng để dệt có nhiều cỡ. Đó là các loại sợi 20, 30, 40. Sợi có số càng lớn thì càng mảnh.

Sản phẩm dệt của người Chăm sử dụng chủ yếu 3 loại chỉ để dệt là: tơ, chỉ cotton và polyester. Tơ dành cho các mặt hàng dệt cao cấp, thường là trang phục cưới của cô dâu hay những trang phục lễ hội dành cho phụ nữ. Trang phục của nam giới Chăm thường sử dụng kết hợp khoảng 60% tơ với 40% chỉ cotton trong trang phục cưới hay lễ hội. Chỉ cotton dùng cho trang phục cho cả nam và nữ. Polyester đã được nhuộm màu và quấn vào ống sẵn, dùng để làm túi xách, khăn choàng, ít khi may trang phục vì chỉ dày.

Phụ nữ Chăm bên khung dệt. Ảnh: TRẦN PHỎNG DIỀU

Nhuộm: Kỹ thuật nhuộm truyền thống của người Chăm An Giang dùng các loại lá, rễ, trái cây, những chất do côn trùng bài tiết ra và một vài loại đất đá, vôi… để chế tạo thành phẩm nhuộm.

Hồ: Chỉ hay tơ được hồ để sợi chỉ cứng hơn trước khi quay thành ống để kéo canh. Để hồ sợi, người thợ dệt ở An Giang dùng nồi lớn hay thùng để nấu sôi nước có pha một ít bột gạo thành hồ loãng. Trước khi hồ, sợi được nhúng nước cho ướt đều, vắt ráo. Sau đó, người thợ nhúng vào nước hồ rồi vắt ráo và đem phơi(2).

Công cụ dệt

Công cụ chính trong giai đoạn này bao gồm 3 bộ phận: sa quay chỉ, khung kéo canh và khung dệt.

Quay chỉ: sợi cotton sau khi mua về được đưa vào sa đảo để quay thành con chỉ.

Tẩy trắng: sau khi chỉ được quay thành con, người ta đem con chỉ ngâm trong nước 1 đêm, đến sáng mang đi tẩy trắng. Sau đó, dùng bột gạo để hồ chỉ khoảng 30 phút cho sợi chỉ săn lại và đem chỉ phơi nắng cho khô. Với tơ, trước tiên phải dùng nước tro để tẩy chất nhờn của con tằm còn bám trên sợi tơ, rồi ngâm tơ với nước vo gạo 1 đêm, mới mang đi hồ tơ. Tơ được hồ bằng bột gạo tẻ, nấu sệt như cháo loãng.

Sau công đoạn tẩy trắng và xử lý sợi, là quay sợi vào các ống chỉ suốt để thực hiện việc mắc canh tạo hoa văn cho vải.

Để suốt chỉ, người ta dùng một sa quay để quay từ con chỉ hoặc từ ống lớn vào các ống nhỏ để mắc canh; hoặc ống suốt để đưa vào con thoi dệt chỉ. Mắc canh lần 1 để tính số mét vải, số sợi chỉ; mắc canh lần 2 để tạo mẫu hoa văn hoa vải. Công đoạn này phải mất 5 ngày, tiếp đến tạo hoa văn cho từng loại sản phẩm. Hoa văn trang trí trên vải của người Chăm thường lấy từ hình ảnh, biểu tượng của thiên nhiên như: bông dâu, bông bứa, mặt võng, mặt đệm, mạt cưa, kẻ sọc, ô vuông, hoa văn nhà cổ, ziczăc, vân mây, hoa mây… Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của khách hàng ở từng nơi mà các nghệ nhân thiết kế thêm những kiểu hoa văn khác như: hàng xuất sang Thái Lan có thêm hình voi hay họa tiết hoa văn của vùng Tây Nguyên… Với sản phẩm xà rông, người ta tạo hoa văn bằng một kỹ thuật đặc biệt đó là kỹ thuật Ikat (ở đây là Ikat dọc tức tạo hoa văn trên sợi dọc của vải).

Thắt Ikat còn gọi là buộc vòng (còn gọi kỹ thuật cột nhuộm) tức buộc từng lọn dây chỉ (tơ) và nhuộm để tạo hoa văn cho xà rông. Có thể nói, thắt Ikat không chỉ đòi hỏi người thợ phải có nhiều kinh nghiệm mà còn phải khéo tay và kiên nhẫn. Nếu thắt lỏng, thuốc nhuộm sẽ ngấm vào sợi, hoa văn sẽ bị nhòe, nhưng nếu thắt quá chặt thì hoa văn sẽ bị lệch và xấu… Tiếp đến, chỉ được ngâm cho thấm nước khoảng 2 giờ, sau đó mang đi nhuộm.

Sợi nhuộm xong được vớt ra, treo lên cho ráo, sau đó sợi được mang ra sông xả cho sạch và phơi khô. Tiếp theo người ta căng sợi cho thẳng, rồi tháo các nút buộc dây nilon trên sợi. Các điểm buộc này khi tháo ra sẽ có màu trắng; khi dệt, sẽ tạo hoa văn theo những mẫu khác nhau.

Dệt vải

Kỹ thuật dệt của người Chăm được chia làm hai dạng: dệt xà rông và dệt thổ cẩm. Dệt xà rông (hoa văn) là kỹ thuật dệt Ikat, hoa văn đã được tạo trên sợi dọc và dệt sợi ngang bằng màu trơn để tạo tấm vải. Còn dệt thổ cẩm là dạng sợi dọc có nền trơn và dệt tạo hoa văn trên sợi ngang. Vì thế khung go trong khung dệt được thay đổi tùy theo từng cách dệt, mỗi khung go có nhiều sợi go. Với dạng dệt xà rông, người ta thường dùng hai khung go kép cho 1 khung dệt và go được làm bằng dây kẽm. Khi dệt thổ cẩm, số lượng khung go thay đổi khác nhau tùy từng loại hoa văn như: dệt thổ cẩm hoa văn dạng mắt xích phải có 10 khung go, bông dâu cần 12 khung go, hoa văn con thoi, mắc võng cần 9 khung go, cánh quạt 8 khung go… Đặc biệt, khi dệt với tơ, người ta không dùng sợi go lược kẽm mà thay bằng go lược chỉ vì tơ mỏng, dễ bị đứt, hơn nữa kết bằng chỉ sẽ giúp cho sợi chỉ khít hơn, khi dệt sản phẩm sẽ khắc mặt, mịn hơn. Với cách dệt thổ cẩm thì go được bắt xen kẽ giữa go nền và go hoa văn, thường người ta mất khoảng 3 ngày mới xỏ xong go cho một khung dệt. Có nhiều loại go, go 12, 13, 14… khi go 18 người ta không dùng bằng kẽm mà đan bằng chỉ dùng để dệt tơ để cho vải dày, giá thành cao hơn.

Do liên kết giữa khung go và chân đạp nên sự thay đổi của khung go cũng làm tăng số lượng chân đạp. Thông thường nếu khung dệt có 2 khung go kép thì có 2 chân đạp nhưng với những khung dệt có 8, 10 khung go trở lên thì số chân đạp có thể lên từ 7- 12 chân đạp. Người thợ dệt phải nhớ được chân đạp nào dùng cho khung go hoa văn và chân đạp dùng cho khung go nền mà thay đổi nhịp nhàng trong quá trình dệt.

Điểm đặc sắc trong kỹ thuật dệt của người Chăm là làm cho hoa văn nổi lên giữa nền vải và đường chỉ ngang mà không bị che khuất giữa các màu. Sản phẩm nơi đây thường sử dụng những kiểu hoa văn truyền thống như con thoi, hoa dâu, mắc võng, cánh quạt, răng cưa… đôi khi họ cũng tiếp thu những kiểu hoa văn mới lạ, đẹp từ nơi khác và kết hợp với kiểu hoa văn truyền thống để làm cho sản phẩm sinh động và mới mẻ hơn(3).

***

Trải qua thời gian, nghề dệt của người Chăm ở An Giang vẫn giữ được những nét độc đáo trong kỹ thuật dệt, kỹ thuật nhuộm màu, nên sản phẩm làm ra có chất lượng tốt, mịn, bóng và bền. Giao thương ngày càng phát triển, người Chăm cải tiến kỹ thuật dệt và nhuộm để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Sản phẩm dệt của người Chăm ở An Giang đã vượt ranh giới địa phương để đi khắp nơi trong nước, thậm chí ra tận nước ngoài. Đặc biệt, gần đây, An Giang đã tổ chức giới thiệu rộng rãi các sản phẩm dệt của người Chăm An Giang qua các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Số lượng đặt hàng ngày càng tăng, đời sống của bà con làng dệt ngày càng sung túc và càng thêm gắn bó với nghề truyền thống.

………………

(1 ) Ngọc Hồ – Phương Mai (2012), Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, Tạp chí Văn hóa – Lịch sử An Giang, số 90, tháng 9, tr.24.

(2 )Tư liệu Bào tàng Cần Thơ.

(3) Ngọc Hồ – Phương Mai (2012), Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, Tạp chí Văn hóa – Lịch sử An Giang., tlđd, tr.25-26.

Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm

Người Chăm từ lâu đời sinh sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước, một số vùng trồng nho, chăn nuôi bò, dê, cừu. Cùng vời nông nghiệp người Chăm ở Ninh Thuận và An Giang còn lưu giữ được hai làng nghề nổi tiếng là gốm Bầu Trúc và dệt thổ cẩm.
Nghề dệt của người Chăm (Ninh Thuận)

Trước đây, nghề dệt thổ cẩm, vải tơ lụa của người Chăm rất phát triển, đã tạo ra những sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cũng như nghệ thuật thiết trí hoa văn trên vải. Vải Chăm sợi mịn, nhiều mầu sắc, kiểu dáng, hoa văn trang trí rất đẹp. Hầu hết phụ nữ Chăm đều biết dệt. Nhưng nay, người Chăm không sản xuất các sản phẩm từ tơ tằm mà chủ yếu là các sản phẩm từ sợi bông.

Người Chăm sử dụng những kỹ thuật nhuộm màu cho sợi trước khi dệt. Màu đều làm từ khoáng vật, thực vật ở địa phương như: màu xanh (chàm), màu đen (quả muông), màu vàng (cây jưng), màu đỏ (lõi cây pan) và kết hợp các màu đó để tạo ra nhiều gam màu khác nhau.

Hoa văn trên vải rất phong phú và đa dạng, nó phản ánh địa vị xã hội của người mặc. Địa vị xã hội càng cao thì quần áo của họ càng nhiều loại hoa văn. Hoa văn Chăm có 40 loại và chia làm 4 nhóm: hoa văn động vật, hoa văn thực vật, hoa văn chỉ đồ vật và các loại hoa văn khác. Hoa văn trên tấm vải được bố trí theo chiều dọc nhưng không trang trí trên diện tích rộng.

Hoa văn  gồm các hình thoi lồng vào nhau và hoa văn được lặp đi lặp lại thành từng khối. Các hoa văn này được bố trí trên toàn bộ mặt vải, trông như những bông hoa hoặc cụm hoa. Hoa văn hình học nhiều màu sắc thường được bố trí ở hai đầu khổ vải và hai đường biên tấm vải. Người Chăm cũng sử dụng hoa văn cách điệu, hoa lá, núi non, chúng được cách điệu bằng đường nét hình khối, riêng các cánh hoa dù được cách điệu hay chân phương đều được bố trí thành những dải xen kẽ trong toàn bộ mảnh vải.

Thôn duy nhất ở Phan Rang (Ninh Thuận) làm nghề dệt còn nhiều gia đình làm nghề dệt là Mỹ Nghiệp. Họ sản xuất các loại thổ cẩm để đính trên khăn hoặc quần áo của các tu sĩ.

Tại Châu Đốc (An Giang), nghề dệt của đồng bào Chăm rất phát triển. Sản phẩm đã trở thành hàng hóa để trao đổi, buôn bán rộng rãi. Trước năm 1975, có gia đình đã chuẩn bị nhiều khung cửi và bắt đầu thuê mướn nhân công. Tiếp xúc với nghề dệt của người Khơ Me và sau đó là người Hoa, đồng bào Chăm đã tiếp thu được những kinh nghiệm cải tiến khung cửi cổ truyền.

Điểm thuận lợi cho đồng bào là cư trú gần các trục lộ giao thông (đường sông, đường bộ) nên dễ dàng tiếp xúc với thương trường, làm gia tăng hoạt động trao đổi, buôn bán. Hoạt động này góp phần phát triển nghề dệt. Về lao động là một thuận lợi khác. Vì người phụ nữ Chăm theo đạo Hồi nên bị hạn chế ra khỏi nhà và được khuyến khích làm các công việc gia đình, do đó họ rất thành thạo và khéo léo trong nghề dệt.

Trước kia, nhiều gia đình người Chăm nguồn sống chính là dựa vào dệt. Nhưng nay, dệt chỉ còn là một nghề phụ bên cạnh các ngành sản xuất khác. Việc nâng cao đời sống đồng bào Chăm tại Châu Đốc bằng cách khôi phục và phát huy nghề dệt cổ truyền là một thuận lợi.

Nghề dệt truyền thống người Chăm vừa là sản phẩm văn hóa vật chất, vừa là sản phẩm văn hóa tinh thần, đồng thời cũng vừa là tài sản văn hóa vô giá của dân tộc được cấu thành trong hệ thống văn hóa đầy màu sắc của nền văn hóa Việt Nam. Nét độc đáo của nghề thổ là người Chăm vẫn còn giữ nguyên kỹ thuật dệt thủ công truyền thống trong việc tạo hoa văn trực tiếp ngay trên khung dệt.

Những sản phẩm được làm ra, ngoài giá trị về mặt kinh tế, thẩm mỹ, những hoa văn được trình bày trên vải còn hàm chứa nhiều ý nghĩa, triết lý sâu sắc trong đời sống tâm linh của xã hội người Chăm nói chung, nó làm cho sản phẩm dệt truyền thống người Chăm mang những nét đặc trưng, tiêu biểu.

An Giang: Nghề may, thêu trang phục giúp làng Chăm xóa nghèo

Cộng đồng nguời Chăm ở An Giang không chỉ có nghề dệt thổ cẩm truyền thống nổi tiếng từ lâu đời, mà hiện nay nghề may trang phục truyền thống Chăm và đan, thêu, móc, kết cườm đã mở ra một hướng làm ăn mới, góp phần tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình và xóa nghèo hiệu quả.

Làng Chăm xã Đa Phước, huyện An Phú (An Giang) từ lâu đã nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc tuyền thống của đồng bào Chăm nơi đây. Đó là những sản phẩm đan, móc, kết cườm trên trang phục phụ nữ Hồi giáo, với những hoa văn, họa tiết có nét đẹp rất riêng và tinh xảo. Những sản phẩm này thường được may và kết cườm rất tỷ mỷ, cầu kỳ bởi những đôi bàn tay khéo léo, chủ yếu của những người phụ nữ Chăm ở Đa Phước, An Phú. Tất cả những sản phẩm này, không chỉ để đáp ứng nhu cầu sử dụng rộng rãi của những người phụ nữ Chăm ở An Giang, mà còn xuất khẩu sang các quốc gia khác có người theo đạo Hồi sinh sống.

Một cơ sở may, thêu, kết cườm trang phục phụ nữ Chăm truyền thống ở làng Chăm Đa Phước

Hầu hết những người phụ nữ và một số đàn ông trong cộng đồng người  Chăm ở xã Đa Phước hiện nay đều yêu nghề may, đan, móc, kết cườm trang phục phụ nữ Chăm nói riêng, trang phục phụ nữ Hồi giáo nói chung. Trong quy trình sản xuất, họ thường nhận gia công tại nhà khâu kết cườm, hoặc đan, móc sau đó giao hàng cho các cơ sở lớn tại địa phương. Theo chị Chau Kha Ly, phụ nữ Chăm ở Đa Phước có nghề truyền thống là đan, móc áo gối, màn treo cửa buồng từ rất lâu. Nhưng những mặt hàng này trước đây, chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa và một phần xuất sang bán cho cộng đồng người Chăm ở Cămpuchia, nên thu nhập không cao.

` Phụ nữ Chăm khéo tay yêu nghề thêu, kết cườm

Từ khi nghề may và kết cườm trang phục phụ nữ Chăm phát triển, những người phụ nữ này đã chuyển sang nhận làm gia công cho các cơ sở sản xuất ở địa phương. Nhờ có sẵn tay nghề, nên công việc của chị em nơi đây rất thuận lợi, thu nhập cao hơn và rất ổn định. Chị Hakymah chủ cơ sở UMFARHAN cho biết, trước đây chị cũng nhận may trang phục truyền thống người Chăm cho bà con ở địa phương, nhưng thu nhập không đáng bao nhiêu. Sau bao trăn trở, chị đã quyết định chuyển hướng sang may công nghiệp, kết hợp với truyền thống kết cườm, đan, móc, thêu.

Những bộ trang phục phụ nữ Chăm truyền thống của làng nghề

Hiện nay cơ sở của chị có hơn chục công nhân, mỗi người đảm trách một công đoạn khác nhau như cắt vải, vắt sổ, ráp thân, kết cườm, móc, thêu hoa văn, họa tiết trang trí Ngay trước của cơ sở sản xuất của chị là một của hàng trưng bày quảng bá và bán sản phẩm. Những sản phẩm của cơ sở sản xuất của chị một phần được bán ở nội địa, một phần xuất sang thị trường Malaysia và một số quốc gia trong khu vục Đông Nam Á. Theo chị Hakymah, để giữ được khách hàng, cơ sở may của chị thường xuyên thiết kế nhiều mẫu mã, với những trang trí thêu hoa văn, kết cườm tỷ mỷ, công phu vừa đẹp, vừa bền nên được khách hàng rất ưa chuộng.

 Một góc cửa hàng bàn sản phẩm của làng nghề

Hiện nay làng Chăm Đa Phước có khoảng 5 cơ sở chuyên sản xuất các sản phẩm quấn áo kết cườm xuất khẩu, đem lại hiệu kinh tế rất khả quan. Cơ sở của chị Salyhah hiện có khoảng 15 máy may công nghiệp, với hơn 10 lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định. Tất cả sản phẩm của cơ sở làm ra chủ yếu xuất khẩu sang thị trường các nước: Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, với những đơn đặt hàng ngày càng tăng. Một người thợ có nhiều năm trong nghề cho biết, công việc may gia công và kết cườm quần áo khá nhẹ nhàng, phù hợp với nhiều người, nhất là chị em phụ nữ, chỉ cần chăm chỉ, khéo léo là làm được. Chính vì thế, nghề này thu hút rất nhiều lao động ở địa phương, kể cả nam thanh niên. Anh Daso chia sẻ, công việc kết cườm không có gì nặng nhọc, chủ yếu phải tỷ mẩn, nhưng thu nhập cũng khá khoảng từ 3 – 4 tr đ/tháng, lại không phải đi xa nhà, nên rất hứng thú, hài lòng với công việc. Nguyện vọng của các chủ cơ sở đã và đang được đáp ứng, nghề may kết cườm quần áo ở làng Chăm Đa Phước ngày càng phát triển, góp phần rất đáng kể vào công tác giảm nghèo theo hướng bền vũng. Đặc biệt là góp phần vào sự thay đổi diện mạo của một làng Chăm đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Làng Chăm An Giang với những nét văn hóa độc đáo

Những ngôi thánh đường với lối kiến trúc cổ kính và ấn tượng, đây chính là nơi mà những người đàn ông, thanh niên hành lễ 5 lần mỗi ngày. Còn những người phụ nữ Chăm duyên dáng, miệt mài bên khung dệt. Những lễ hội đặc sắc, đa dạng và phong phú trong đời sống văn hoá, tinh thần đã làm nên nét độc đáo của những làng Chăm vùng đầu nguồn Châu thổ Cửu Long. 

lang cham an giang voi nhung net van hoa doc dao hinh 1
Làng Chăm An Giang, với hàng chục ngôi thánh đường lớn nhỏ.

Tỉnh An Giang hiện có 9 làng Chăm thuộc 9 xã, phường trên địa bàn, với khoảng 5 ngàn hộ dân, hơn 17 ngàn người; tập trung chủ yếu ở thị xã Tân Châu và huyện An Phú; một số ít là huyện Châu Phú, huyện Châu Thành và một làng nhỏ ở phường Mỹ Long, TP Long Xuyên.

Các làng Chăm được phân bố dọc theo hai bên bờ sông Hậu và các nhánh sông Hậu với những ngôi nhà sàn bằng gỗ rất đặc trưng, hàng chục ngôi thánh đường lớn nhỏ, nổi bật với kiểu kiến trúc mái vòm, bốn tháp ở bốn góc, rất giống các thánh đường tại các nước Hồi giáo Trung Đông. Trong đó, nổi tiếng và ấn tượng nhất là thánh đường Mubarắk. Thánh đường này được công nhận là di tích cấp quốc gia về nghệ thuật kiến trúc từ năm 2011. 

lang cham an giang voi nhung net van hoa doc dao hinh 2
Những ngôi thánh đường với kiểu kiến trúc mái vòm, bốn tháp ở bốn góc.
lang cham an giang voi nhung net van hoa doc dao hinh 3
Những ngôi thánh đường với kiểu kiến trúc độc đáo.

Điều đặc biệt là người Chăm có đời sống tâm linh và tín ngưỡng tôn giáo rất đặc trưng, tất cả đều hướng về ngôi thánh đường để cầu nguyện. Ngày nay, Thánh đường còn được dùng làm nơi sinh hoạt động đồng, tuyên truyền chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước cho bà con giáo dân vào mỗi thứ sáu hàng tuần. 

Chia sẻ về vấn đề này, ông So Ro Les, Trưởng Phòng Dân tộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cho biết, “Đặc biệt là thứ 6, các tín đồ đều tập trung ở thánh đường cùng các vị  giáo cả đứng lên đọc về giáo lý, khuyên dăn các tín đồ chấp hành tôn giáo, chấp hành pháp luật, sống nếp sống văn minh… ngày thứ 6, nói rất nhiều, không chỉ mỗi giáo lý Islam”.

lang cham an giang voi nhung net van hoa doc dao hinh 4
Những ngôi Thánh đường Làng Chăm An Giang.
lang cham an giang voi nhung net van hoa doc dao hinh 5
Người Chăm có đời sống tâm linh và tính ngưỡng tôn giáo rất đặc trưng, tất cả đều hướng về ngôi thánh đường để cầu nguyện.

Đồng bào Chăm An Giang hầu hết theo đạo Hồi giáo Islam có nguồn gốc từ Ả Rập Saudi. Trong thánh đường không thờ tranh, tượng hay bất cứ vị thần linh nào. Nhưng một sản vật được tôn thờ nhất là kinh Koran. Người theo đạo Hồi tin rằng, những điều được đấng tối cao viết ra và truyền lại trong kinh Koran đều sẽ trở thành hiện thực và họ phải thực hiện đúng theo giáo lý. Và trong đời mỗi người Hồi giáo Islam phải làm một cuộc hành hương đến thánh địa Mecca, còn gọi là Haji thì mới coi như tròn trách nhiệm và không còn nuối tiếc gì nữa. 

Ông Haji Chau Ka Đưa, Thư ký Ban quản trị Thánh đường Mubarắk chia sẻ, “Nó nằm trong năm điều của luật đạo Hồi giáo. Điều thứ nhất, thừa nhận là có thượng đế Allah, thứ 2 là cúng lạy một đêm 5 lần, thứ 3 là bố thí, thứ tư là ăn chay Lễ Ramadam, thứ 5, nếu người đó có điều kiện đầy đủ và dư tiền của, bắt buộc người đó phải đi hành hương làm lễ Haji, còn nếu không có điều kiện thì thôi”.

 
lang cham an giang voi nhung net van hoa doc dao hinh 6
Người theo đạo Hồi tin rằng, những điều được đấng tối cao viết ra và truyền lại trong kinh Koran đều sẽ trở thành hiện thực và họ phải thực hiện đúng theo giáo lý.

Những nét đặc sắc của văn hoá Chăm An Giang còn thể hiện từ tiếng nói, chữ viết riêng của mình. Để bảo tồn văn hoá, tiếng nói và chữ viết, hiện nay hầu hết các thánh đường đều có mở lớp dạy. Ban ngày các em học văn hoá tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, còn buổi tối tập trung tại thánh đường để học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Đặc biệt, tại thánh đường Azhar ấp Châu Giang, xã Châu Phong còn có một lớp học chuyên dạy đọc, viết chữ bằng tiếng dân tộc cho trẻ em của cộng đồng người Chăm An Giang. 

Ông Haji Abdolhamid, Phó Giáo cả thánh đường Chăm Azhar, ấp Châu Giang, xã Châu Phong cho biết, “Trước mắt là giúp các em học được kinh Koran, biết hành lễ, sâu xa hơn là giữ được bản sắc văn hóa dân tộc người Chăm, là người Chăm phải biết chữ, biết nói tiếng dân tộc Chăm…”.

lang cham an giang voi nhung net van hoa doc dao hinh 7
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm An Giang.

Mỗi năm đồng bào Chăm An Giang có 3 lễ lớn, Lễ Roja vào ngày 10/12 Hồi lịch, Lễ Ramadam, hay còn gọi là lễ ăn chay kéo dài từ ngày 1 đến hết ngày 30/9 Hồi lịch, Lễ sinh nhật của Giáo chủ Muhammed vào ngày 12/3 Hồi lịch. Trong tháng Lễ Ramadan, bà con dù đi làm ăn nơi đâu cũng tranh thủ quay về quê nhà để thực hiện nghi thức tôn giáo, tất cả người Chăm kể cả trai gái từ 15 tuổi trở lên đều phải thực hành nhịn ăn, nhịn uống và hạn chế lao động nặng nhọc. Thời gian nhịn từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời khuất bóng. Sau đó, mọi người được ăn uống bình thường, cho đến thời điểm bắt đầu một ngày chay tịnh mới của sáng hôm sau. 

Sau khi kết thúc Ramadan 70 ngày thì người Chăm bước vào lễ hội Roja hay còn gọi là Haij, là ngày Tết cổ truyền mừng tuổi mới. Tại các thánh đường, người dân mổ dê, bò để mở tiệc tùng sau một năm lao động vất vả. Đây cũng là thời điểm các hoạt động đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Chăm An Giang sôi nổi nhất. Họ tổ chức ca hát, múa, biểu diễn văn hoá văn nghệ với những giai điệu và bài hát riêng của mình. 

Ông Haji Chau Ka Đưa, Thư ký Ban quản trị Thánh đường Mubarắk, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang chia sẻ, “Tháng Ramadam là tháng thiêng liêng của đạo Hồi giáo, là tháng ăn chay, ăn chay là nhịn ăn nhịn uống,…, tất cả những gì mà trong kinh Koran cấm. Tháng Ramadam nhịn ăn để biết được nỗi khổ của người nghèo khó người như vậy để chia sẻ”.

Một nét văn hóa đặc trưng khác là trang phục của nam và nữ đều mặc sarông, trong cả việc học hành, giao tế, tiệc tùng và sinh hoạt cộng đồng. Đối với người nam thì đội nón vải, còn phụ nữ thì choàng khăn Matơra hay còn gọi là khăn Khanh Ma-om. Hình ảnh cô gái Chăm với trang phục truyền thống bên khung cửi không chỉ thể hiện bản sắc văn hóa, của dân tộc mà còn là điểm nhấn độc đáo, duyên dáng đặc trưng của phụ nữ Chăm ở An Giang.  

Bà Ro Mắk, thợ dệt ở làng Chăm Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang chia sẻ, ngay từ khi còn nhỏ, các cô gái Chăm đã được người bà, người mẹ chỉ cách làm các món ăn, món bánh truyền thống và đặc biệt truyền lại nghề thêu, dệt thổ cẩm, một nghề truyền thống của dân tộc. 

“Tuy công việc này cực khổ nhưng mình thấy rất vui và đây là nghề truyền thống nên mình muốn giữ lại, không muốn nó mất đi, dù cực cách mấy nữa mình cũng cố gắng làm, với lại dệt tay thì màu mè không được sắc sảo nhưng sài nó rất bền. Ở đây dệt 3 sản phẩm, còn một số sản phẩm nữa là lấy ở chỗ khác về để bầy bán cho khách du lịch và bán cho những người trong làng này…”.

lang cham an giang voi nhung net van hoa doc dao hinh 8
Du khách trải nghiệm với nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Ngày nay, những thánh đường Hồi giáo với kiến trúc nghệ thuật ấn tượng cùng với nét văn hoá đặc trưng trong đời sống sinh hoạt và nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm An Giang ngày càng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, khám phá. Vì thế một bộ phận người Chăm đã nhanh chóng đón nhận xu thế, tham gia làm du lịch để giới thiệu về những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc mình.

Khi hoàng hôn buông xuống, cũng là lúc tiếng kinh cầu lại bắt đầu vang lên từ phía những ngôi thánh đường bên dòng Hậu giang thơ mộng. Những làng Chăm hiền hoà nghiêng mình soi bóng nước Cửu Long. Những thiếu nữ Chăm e ấp sau chiếc khăn Khanh Ma-om như níu kéo bước chân người lữ khách. Tiếng trống Paranưng lại rộn ràng báo hiệu mùa Lễ Ramadan mới lại sắp bắt đầu./.